“Có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, cộng với thủ tục rườm rà, không phân cấp mạnh, kỷ luật chưa nghiêm, cho nên giải ngân chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao” – người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận. tin thi truong
Ngay sau khi kiện toàn bộ máy nhiệm kỳ mới, lát cắt lớn đầu tiên Chính phủ đang thực hiện tập trung ở lĩnh vực đầu tư công; kiên quyết cắt giảm các dự án chưa cần thiết hoặc chưa hiệu quả…, để tập trung cho các dự án cấp thiết.
ĐẦU TƯ CÔNG PHẢI RA TẤM RA MÓN…
Nhìn lại giai đoạn 2016-2020, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá đầu tư công đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trên cơ sở tổng mức vốn 2 triệu tỷ đồng, Chính phủ đã giao kế hoạch trung hạn cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương bằng 90,8% tổng mức vốn được Quốc hội thông qua. Tổng số dự án được giao kế hoạch trung hạn là 11.100 dự án, giảm một nửa so với giai đoạn 2011-2015. Giải ngân bình quân hằng năm đạt khoảng 83,4% kế hoạch giao, năm 2020 đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, hơn 97,46%.
Giai đoạn vừa qua đã cân đối đủ vốn để thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương từ giai đoạn trước, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2016-2020.Hiệu quả đầu tư công cũng đã từng bước được cải thiện. Việc đầu tư dàn trải, phân tán dần được hạn chế, số lượng dự án mới giảm dần, tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án dở dang, tỷ lệ dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt 66,2%, góp phần huy động một lượng lớn vốn đầu tư toàn xã hội (33,7% GDP).
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận, giai đoạn 2016-2021 vẫn còn những điều đáng tiếc. “10 năm trước, nếu tập trung ngay nguồn lực làm đường cao tốc Bắc – Nam, kết quả đến nay đã rất khác”, Bộ trưởng Dũng chia sẻ tại một cuộc làm việc với Bộ Giao thông Vận tải về chuẩn bị xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Theo ông Nguyễn Chí Dũng, đây là bài học kinh nghiệm, không thể lặp lại trong kế hoạch giai đoạn tới.
Do đó, khi làm việc với các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị cho xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng liên tục nhấn mạnh đến việc bố trí vốn đầu tư công phải ra tấm ra món, không dàn trải mành mún, đầu tư vào những công trình trọng điểm, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng quốc gia, có ý nghĩa liên vùng, tác động lan tỏa.
TINH THẦN “QUÝ HỒ TINH BẤT QUÝ HỒ ĐA”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã tiếp tục có buổi làm việc với các bộ, cơ quan liên quan về việc cập nhật, bổ sung đánh giá báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, qua rà soát, số dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã giảm xuống chỉ còn khoảng 5.397 dự án và các cơ quan liên quan đang nỗ lực để số dự án có thể giảm xuống còn khoảng 5.000.
Như vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, chỉ trong hai ngày cuối tuần, khoảng 1.050 dự án chưa thật sự cần thiết, quan trọng đã được cắt giảm (từ mức 6.447 dự án) để tập trung cho dự án cấp thiết.
Và nếu so với số lượng 11.000 dự án của giai đoạn 2016-2020, số dự án trong kế hoạch hiện nay đã giảm xuống còn một nửa và khả năng sẽ tiếp tục giảm thêm thời gian tới.
Trước đó, báo cáo Thủ tướng tại cuộc làm việc ngày 20/5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư  cho biết, tổng số dự án dự kiến bố trí vốn của cả nước trong giai đoạn 2021 – 2025 đã giảm khoảng một nửa so với nhiệm kỳ trước.
Trong đó, 206 nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, 57 nhiệm vụ quy hoạch, 2.880 dự án chuyển tiếp, 3.304 dự án khởi công mới, bằng 78,5% số dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016 – 2020. Vốn đầu tư bình quân đạt 154,8 tỷ đồng/dự án, cao gần gấp đôi của giai đoạn trước (bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 88 tỷ đồng/dự án).
“CỨ MẠNH DẠN LÀM, SẼ CẮT GIẢM ĐƯỢC…”
Trong các cuộc làm việc với các cơ quan liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết các đơn vị cần tiếp tục kế thừa những kết quả, thành tựu, kinh nghiệm, bài học tốt về đầu tư công trong thời gian vừa qua, tiếp tục đổi mới, khắc phục, chấm dứt những tồn tại, tiêu cực, hạn chế trong thời gian tới.
Đồng thời, Thủ tướng cũng nhiều lần khẳng định tinh thần phải cương quyết xóa bỏ “xin-cho” cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án.
“Có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, cộng với thủ tục rườm rà, không phân cấp mạnh, kỷ luật chưa nghiêm, cho nên giải ngân chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao”, Thủ tướng cho biết.
Phân tích cụ thể thêm, Thủ tướng nhắc tới tình trạng một số tỉnh còn nghèo, quy mô GRDP nhỏ, ngân sách có hạn nhưng dự kiến tới hàng trăm dự án trong 5 năm tới. Với tổng ngân sách được phân bổ, các địa phương, cơ quan, bộ ngành phải suy nghĩ, tính toán, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển, đồng thời điều chỉnh lại các dự án đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược và các dự án, công trình đầu tư phục vụ an sinh xã hội như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chăm lo các đối tượng yếu thế… Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương phải nỗ lực phấn đấu, kéo giảm thời gian triển khai dự án bởi càng kéo dài càng lãng phí.
“Rút ngắn 10 phút đi đường bộ cũng cần, nhưng phải cân nhắc dự án nào hiệu quả nhất trong bối cảnh nguồn lực có hạn. Tổng mức vốn được phân bổ không thay đổi nhưng các địa phương, cơ quan phải thay đổi tư duy về trọng tâm, trọng điểm”, Thủ tướng đưa ra gợi mở.
Phân tích cụ thể thêm, Thủ tướng nhắc tới tình trạng một số tỉnh còn nghèo, quy mô GRDP nhỏ, ngân sách có hạn nhưng dự kiến tới hàng trăm dự án trong 5 năm tới. Với tổng ngân sách được phân bổ, các địa phương, cơ quan, bộ ngành phải suy nghĩ, tính toán, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển, đồng thời điều chỉnh lại các dự án đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược và các dự án, công trình đầu tư phục vụ an sinh xã hội như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chăm lo các đối tượng yếu thế… Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương phải nỗ lực phấn đấu, kéo giảm thời gian triển khai dự án bởi càng kéo dài càng lãng phí.
“Rút ngắn 10 phút đi đường bộ cũng cần, nhưng phải cân nhắc dự án nào hiệu quả nhất trong bối cảnh nguồn lực có hạn. Tổng mức vốn được phân bổ không thay đổi nhưng các địa phương, cơ quan phải thay đổi tư duy về trọng tâm, trọng điểm”, Thủ tướng đưa ra gợi mở.
tt pham minh chinh phat bieu

Thủ  tướng Chính Phủ  Phạm Minh Chính

Tỉ lệ cụ thể được điều chỉnh rất linh hoạt, phù hợp với từng dự án, những dự án khó khăn, khó thu hút nhà đầu tư thì tỉ lệ tham gia của ngân sách sẽ cao hơn và ngược lại. Các địa phương đã có nhiều mô hình hợp tác công-tư về phát triển đường cao tốc với hiệu quả “cân đong đo đếm được”, cần nghiên cứu, tổng kết nhân rộng, những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện. Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tính toán cơ cấu ngân sách phân bổ cho các vùng so với quy mô dân số, GRDP và phần đóng góp của mỗi vùng cho cả nước, bảo đảm kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ưu tiên những nơi khó khăn và ưu tiên những nơi động lực.
Bạn cần hỗ trợ?
0989 66 2323
Hotline
Liên hệ