Phân khúc bất động sản nào đáng đầu tư sau dịch; Bị phạt tới 160 triệu đồng, môi giới có còn dám “nổ” để lừa khách; Bộ tiêu chí cho người mua căn hộ mùa dịch; Bất động sản trong bối cảnh Covid-19: Đón cú hích từ nguồn vốn rẻ… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Phân khúc bất động sản nào đáng đầu tư sau dịch?

Trả lời câu hỏi này là không dễ khi thị trường bất động sản đang trong vòng xoáy của cơn đại dịch. Nhiều người ví von rằng thị trường bất động sản như một chiếc lò xo bị nén hết cỡ đang chờ một tác động ngoại lực để bật lên.

Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy giá bất động sản khu vực vùng ven TP.HCM không giảm, thậm chí còn tăng mạnh trong thời gian đại dịch bùng phát. Theo DKRA Việt Nam, thị trường đất nền vùng ven tiếp tục giữ thế chủ lực trong khi TP.HCM trải qua bốn quý liên tiếp thiếu vắng nguồn cung mới. Đồng Nai tiếp tục dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ mới toàn thị trường.

Qua nhiều cơn “sốt đất”, giá đất nền ven đô vẫn tăng

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, tưởng chừng thị trường bất động sản sẽ suy thoái và đóng băng theo. Tuy nhiên, trong năm 2020 và đầu năm 2021, giá bất động sản lại đảo chiều, tăng mạnh diện rộng trên cả nước.

Ngay trong khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản vẫn ghi nhận điểm sáng đến từ phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng ven đô, xuất phát từ làn sóng “bỏ phố về quê” khi dịch bệnh xuất hiện.

Bị phạt tới 160 triệu đồng, môi giới có còn dám “nổ” để lừa khách?

Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định mới tăng mức xử phạt sẽ ngăn chặn được việc môi giới bất động sản cung cấp thông tin sai sự thật. Tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó” của nhiều môi giới, sàn môi giới vẫn diễn ra nhan nhản suốt nhiều năm qua gây hại cho biết bao khách hàng.

Nhiều người đóng tiền tỉ nhưng nhận lại chỉ là những lời hứa suông, công ty không giao đất cũng không trả lại tiền. Người may mắn hơn nắm được đất nhưng chỉ là “cái vỏ” vì đất đã bị công ty cầm cố ở ngân hàng, hoặc dự án dính sai phạm pháp lý là “dự án ma”.

Bất động sản trong bối cảnh Covid-19: Đón cú hích từ nguồn vốn rẻ

Để hỗ trợ thị trường bất động sản hồi phục sau đại dịch Covid-19, hiện nay, các ngân hàng thương mại đã liên tục hạ lãi suất cho vay mua nhà. Ngân hàng VPBank đang cho vay mua nhà với mức lãi suất từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên; Ngân hàng BIDV từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên; Vietcombank từ 6,79%/năm, cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu.

Thậm chí, ngân hàng OCB giảm lãi suất cho vay mua nhà xuống dưới 5%/năm (mức lãi vay mua nhà dự án 4,99%/năm được OCB áp dụng trong 3 tháng đầu với khách hàng có khoản vay từ 48 tháng trở lên; những trường hợp khác được vay lãi suất 7,99%/năm trong 6 tháng đầu).

Bộ tiêu chí cho người mua căn hộ mùa dịch

Thứ nhất, nên đầu tư những bất động sản mang tính an toàn, rộng rãi, thoáng mát, vệ sinh và đặc biệt là quản lý tốt. Hiện nay, có rất nhiều căn hộ quản lý tốt, hạn chế phát sinh F0 mùa dịch.

Thứ hai là khả năng khai thác cho thuê. Người mua phải dự đoán được dự án đó cho thuê khoảng bao nhiêu một tháng. “Tôi nghĩ đến cuối năm 2022, thị trường căn hộ cho thuê mới có khả năng phục hồi. Đừng hy vọng thời gian ngắn quá rồi lại thất vọng”, ông Quang cho biết. Thứ ba là chọn những căn hộ “thoát dịch” – tức những căn hộ mà chủ đầu tư có thể giao nhà vào đầu năm 2023

Có một tỉ trong tay, chuyên gia chỉ cách đầu tư bất động sản chắc chắn lời gấp đôi sau 5 năm

Nói về việc vay tiền ngân hàng, ông Quang cho rằng vì lãi suất hiện nay xuống khá thấp nên những người muốn đầu tư bất động sản cũng có thể vay nếu thấy sản phẩm có giá hợp lý. Vấn đề là, với một tỉ đồng trong tay, chúng ta có thể mua bất động sản ở đâu? Ông Quang cho rằng, đầu tiên là căn hộ. Khi thị trường đang gặp khó khăn như hiện nay, chúng ta có thể mua được căn hộ với giá thấp nhất.

Ngoài ra, với 1 tỉ đồng trong tay, nhà đầu tư cũng có thể mua đất nền ở các tỉnh vùng ven, nhưng nên mua đất có sổ đỏ, đất thổ cư, hạ tầng hoàn thiện.

Vay hơn 11.500 tỷ đồng từ Nhật Bản để mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Để giảm thiểu tình trạng quá tải, hạn chế ùn tắc mất an toàn giao thông, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây vừa được đề xuất mở rộng lên 8 – 10 làn xe. Tổng mức vốn dự kiến là 11.505 tỉ đồng, vay ODA từ Nhật Bản.

Theo đó, Bộ GTVT cho biết, dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây có quy mô 4 làn xe được khởi công xây dựng từ năm 2010 và hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2015 do JICA và Ngân hàng Châu Á đồng tài trợ.

Bạn cần hỗ trợ?
0989 66 2323
Hotline
Liên hệ