Ngày 05/01 vừa qua, tại buổi tọa đàm “Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới” được tổ chức tại Quần thể FLC Luxury Resort Vĩnh Phúc, nhiều chuyên gia đã đưa ra những quan điểm cũng như chỉ báo về thị trường địa ốc, thách thức và cơ hội trong năm 2021. Bức tranh toàn cảnh thị trường cũng như cơ hội đầu tư trong năm tới sẽ thể hiện qua các góc nhìn, nhận định của từng diễn giả.
Giá BĐS chắc chắn sẽ tăng đây là thời điểm vàng để xuống tiền
Đây là nhận định của ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group trong bối cảnh giá BĐS tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội và TP HCM đã quá cao, nhà đầu tư không còn cơ hội để đầu tư. Song song đó, hành vi của người đầu tư và người sử dụng có phần khác nhau. Giai đoạn 2015 – 2017, thị trường BĐS phát triển theo hướng kỳ nghỉ dài ngày ven biển, nguồn cung khá nhiều, nhưng lại rủi ro về mặt pháp lý.
Trong thời điểm Covid – 19, nhà đầu tư đang nghiên cứu các loại hình BĐS nghỉ dưỡng khác, người tiêu dùng họ lại ngại bay, nhu cầu về staycation – kỳ nghỉ ngắn hạn ngày càng gia tăng. Hạ tầng phát triển vượt bậc, đời sống nâng cao, số lượng người sở hữu xe ô tô tăng đột biến, đây là yếu tố khách quan khiến BĐS vùng ven phát triển mạnh trong thời gian qua.
Nói về giá BĐS năm 2021 ông Tuyển cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng, nhà đầu tư nên đổ tiền mua vào. Tại Hà Nội và TP HCM nguồn cung rất khan hiếm, nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt vào thị trường bằng những thương vụ giá trị lên đến hàng tỷ đô. Cùng với đó về cầu, nhà đầu tư F0 đổ vào thị trường còn vượt con số 30% như các nghiên cứu được công bố. Đặc biệt, những ông lớn đầu tư ở 2 thị trường này đang ở trạng trạng thái bảo tồn vốn. Họ đã lãi lớn và rút khỏi thị trường Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc từ trước khi thị trường lao dốc, do vậy nguồn vốn của họ đang rất nhiều và chờ đầu tư tiếp.
Mặc sức ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhiều thị trường BĐS chứng kiến giao dịch đột biến
Năm 2020, một năm đáng nhớ của lịch sử nhân loại khi đại dịch Covid – 19 hoành hành. Thị trường BĐS năm này được đánh giá còn tệ hơn những năm 2011 – 2012 khi thị trường bước vào giai đoạn khủng hoảng thừa. Tuy nhiên, trong 5 tháng cuối năm, thị trường có nhiều diễn biến tích cực. Tháng 7 Âm lịch, thị trường phát triển không tưởng, khiến nhiều chủ đầu tư còn thấy ngỡ ngàng. Đây là ý kiến phát triển của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC tại buổi tọa đàm.
Ông Quyết cũng lấy minh chứng về dự án của FLC tại Hạ Long, sau tháng Ngâu, toàn bộ các căn xấu trong 2.500 sản phẩm shophouse không những cháy hàng mà giá còn tăng gấp rưỡi. Trong khi ở thị trường Thanh Hóa, Quy Nhơn – Bình Định phải 4 – 5 năm mới bán hết. Hàng tồn kho được thanh khoản hết, nhà đầu tư thông minh hơn vì cho rằng thời kỳ xấy nhất đã qua đi.
Bên cạnh dấu hiệu tích cực thì thị trường lại thiếu hụt nguồn cung hàng. Tại một đô thị lớn như TP HCM, nhà liền kề không có dự án mới triển khai, nhất là khu vực nội thành. Điều này khiến một số khu vực sốt giá. Thị trường địa ốc chắc chắn tăng trưởng và có tính thanh khoản cao hơn vào năm tới.
Việt Nam thị trường BĐS đầy tiềm năng
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, tiềm năng BĐS của Việt Nam là vô cùng to lớn bởi mặt bằng giá tại đây đang khá thấp so với các nước trong khu vực, tốc độ đô thị hóa cả nước mới chỉ đạt khoảng 35%. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều các đơn vị phân phối bán cho người nước ngoài. Việt Nam đang là điểm đến đặc biệt đang được các cư dân quốc tế quan tâm. Xu hướng thị trường BĐS giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Trong vòng 2002 – 2020 giá BĐS trung tâm Thủ đô Hà Nội tăng lên 33 lần còn TP HCM tăng 12 lần.
Vượt qua chứng khoán BĐS sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn bậc nhất
Việt Nam đã làm được 2 điều rất khó là kiềm chế Covid – 19 và tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Hàng loạt cơ chế, vướng mắc về bất động sản đã được giải quyết và tháo gỡ. TS. Nguyễn Đức Hưởng – Cựu Chủ tịch LienVietPostBank chia sẻ, dù vẫn đang tăng trong giai đoạn hiện tại nhưng chứng khoản sẽ giảm trong năm 2021. Nguyên nhân là do các hoạt động giãn nợ vay vốn ngân hàng trong năm 2020 sẽ bắt đầu ảnh hưởng sau một năm. Trong cuộc này, chứng khoán đang thắng cuối năm 2020 nhưng sau tháng 1/2021, chứng khoán sẽ giảm và bất động sản sẽ tăng nhanh
Các phân khúc BĐS ở khu vực vùng ven Hà Nội hay TP HCM sẽ bật dậy mạnh mẽ sau một thời gian dài trầm lắng. Cùng với đó là sự tăng giá nhanh chóng phân khúc nhà vừa túi tiền, nhà trung bình. Đặc biệt, BĐS du lịch sẽ bật lên mạnh mẽ trong năm 2021 sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Cùng với đó, BĐS công nghiệp sẽ là điểm sáng của thị trường.
Ông Hưởng cũng cho rằng, bằng kinh nghiệm của mình thì đây là thời điểm thích hợp để cho vay mua nhà mua đất, giá cho vay mua nhà đất đang thấp chưa từng có.
Nên bám sát chính sách của Nhà nước
Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phát biểu tại tọa đàm cho hay, nằm 2021 sẽ có 3 câu chuyện cần lưu tâm đó là: con người, chiến lược – kế hoạch và đặc biệt quan trọng là tính quyết liệt trong thực thi.
Việt Nam còn sinh địa, kinh tế tương đối dương, thu ngân sách không hụt nhiều. Trong năm 2021, Bộ Kế hoạch Đầu tư đang triển khai chiều chính sách hỗ trợ, chính vì vậy tiềm năng phát triển sẽ mãnh mẽ với quy mô lớn hơn, ưu tiên mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cân nhắc rủi ro về tài chính, nên bám sát các chính sách vĩ mô của nhà nước, theo sát các chính sách hỗ trợ. 2021 là năm tạo sự chuyển biến và mang sự ý nghĩa tích cực với nhân sự mới, cải cách quyết liệt. Việt Nam sẽ phải thể hiện xuất sắc trên trường quốc tế với các đối tác quan trọng, trong đó có Mỹ, khi một tổng thống mới đắc cử.
Lãi suất mua nhà thấp nhất trong vòng 15 năm qua
- Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho hay, thị trường BĐS năm 2021 sẽ có có 6 xung lực chính.
- Xung lực đầu tiên là chuyển đổi số, các nhà môi giới đều nói rằng thời điểm tháng 7/2020 bán hàng rất tốt vì dùng công nghệ.
- Xung lực thứ 2 là thu nhập của người dân ngày càng tăng. Năm 2021-2025 dự báo động lực tăng trưởng khoảng 6,5-7%, sau đó 5 năm 2025-2030 tăng trưởng 7%.
- Xung lực thứ 3 là pháp lý, Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi, quy trình thủ tục được tinh giảm.
- Xung lực thứ 4 là sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất, dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam gồm cả “đại bàng” và “chim sẻ”.
- Xung lực thứ 5 là đầu tư công, năm 2020 giải ngân đầu tư công tăng 35%, năm tới tiếp tục tăng giải ngân đầu tư công.
- Xung lực thứ 6 là lãi suất vay mua nhà thấp nhất trong vòng 15 năm qua. Đây là thời điểm cực kỳ tốt cho các hộ gia đình xuống tiền mua nhà.
Tuy nhiên vẫn còn 4 rủi ro song hành:
- Rủi ro pháp lý
- Rủi ro dịch bệnh
- Rủi ro liên quan đến đòn bẩy tài chính.
- Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu.
Cơ hội và thách thức của thị trường BĐS 2021
Theo GS.TS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, năm 2021 nguồn cung trên thị trường BĐS tiếp tục khan hiếm do những hạn chế về pháp luật. Cụ thể, nguồn cung BĐS giảm đi 10 lần, hệ lụy gây ra trong vòng 2 – 3 năm tới nguồn cung BĐS sẽ giảm đi 10 lần. Hiện nay nhiều nhà đầu tư, nhà cung cấp BĐS đang giữ hàng để chờ vài ba năm tới khi cục diện thay đổi.
Nghị định 148 chưa lấp đầy được khoảng trống pháp luật đó là là việc phê duyệt các dự án và các loại hình BĐS nghỉ dưỡng loại mới. Với việc cấp Giấy chứng nhận loại hình nghỉ dưỡng có thời hạn 50-70 năm theo hướng dẫn Công văn 703 của Bộ Tài nguyên Môi trường. Điều này tác động mạnh mẽ đến tâm lý của nhà đầu tư, bởi họ muốn rót tiền vào sản phẩm lâu dài. Hiện nay BĐS nghỉ dưỡng vẫn phát triển nhưng chủ yếu bằng nguồn lực của doanh nghiệp lớn, thiếu sự góp mặt của nhà đầu tư cá nhân.
Năm 2021, cơ hội rất nhiều nhưng rủi ro pháp luật vẫn luôn song hành. Rủi ro từ yếu tố khách quan đến chủ quan.
Cần giải quyết điểm nghẽn về thể chế pháp luật trong năm 2021
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) đã có những chia sẻ sâu sắc trong buổi tọa đàm. Ông nhìn nhận rằng, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có sức ảnh hưởng đến 35 ngành nghề khác nhau, thế nhưng thị trường bất động sản vẫn đang gặp những khó khăn vướng mắc trong 5 năm qua và Covid – 19 chỉ là yếu tố khó khăn trầm trọng hơn.
Cơ chế chính sách là một trong 3 điểm nghẽn chính của kinh tế Việt Nam, điều này được xác định rõ trong Đại hội Đảng lần XI và XII. Sự chồng chéo trong các bộ luật khiến thị trường gặp khó khăn, nguồn cung suy giảm, quy mô thị trường bị thu hẹp…
Một sự chênh lệch về nguồn cung các phân khúc nhà ở trên thị trường BĐS TP HCM, cụ thể tỷ lệ nhà ở cao cấp chiếm trên 50% trong khi nhà ở giá thấp, trung bình lại chiếm rất ít. Theo ông Châu, đây là con số cho thấy sự phát triển chưa bền vững. Bất động sản cao cấp có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng thương hiệu nhưng không phục vụ nhu cầu của số đông người dân.
Điểm nghẽn về thể chế pháp luật cần được giải quyết cho BĐS Việt Nam, bởi các doanh nghiệp đang rất mong mỏi một môi trường kinh doanh đạt được sự công bằng, minh bạch, thông thoáng và cạnh tranh lành mạnh.
Năm 2021 là một năm có điểm hội tụ đặc biệt, thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển bởi việc kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang là điểm sáng. Cùng với đó, Bộ Xây dựng tập trung sửa Luật Nhà ở, và một số nghị định ban hành chung cư cũ, cơ chế khả thi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia phát triển loại hình nhà ở này.
Với rất nhiều lực đẩy, ông Châu cho rằng thị trường 2021 sẽ phục hồi mạnh mẽ, BĐS du lịch sẽ rất phát triển, đặc biệt là việc thành lập Thành phố biển đảo Phú Quốc sẽ là cú hích cú cho BĐS du lịch phía Nam. Sự kỳ vọng cũng được gửi vào việc phát triển du lịch phía Đông Bắc tại Hải Phòng, Quảng Ninh.
Xu thế li tâm với việc phát triển BĐS được thấy rõ, các doanh nghiệm chủ đầu tư đang dịch chuyển mạnh mẽ ra các tỉnh, dịch chuyển sang các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội và du lịch dịch vụ. Chính vì thế dải đất Miền Trung, Tây Nguyên, Miền núi Tây Bắc còn rất tiềm năng phát triển bất động sản.
Giá BĐS năm 2021 dự báo tăng 10%
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam phát biểu tại tọa đàm, ông dự báo giá BĐS năm 2021 sẽ tăng 10% so với năm 2020.
Dẫn dắt từ tình hình kinh tế đầu năm 2020 khi dịch bệnh Covid – 19 tàn phá nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường BĐS khiến thị trường suy giảm, làm yếu lực cầu. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ trong đó ban hành Nghị định 24 và 146, chỉ định ban hành các quy định pháp lý cho Condotel nhưng chỉ tháo gỡ được một phần. Pháp lý vẫn là những vướng mắc, cản trở nguồn cung, tạo khó khăn kép cho thị trường.
Mặc dù có hai đợt dịch bùng phát vào 6 tháng cuối năm nhưng thị trường BĐS vẫn thể hiện sự phát triển mạnh khi nguồn cung mới đạt 60.000 sản phẩm, tương đương 67,5% so với 2019 đây là con số ấn tượng so với năm 2019. Lực cầu tuy giảm nhưng lực cầu đầu tư F0 lại gia tăng.
Năm 2021 là năm đầu tiên các cấp chính quyền địa phương nhận nhiệm vụ mới sẽ là lực đẩy thúc đẩy thị trường, nguồn cung sẽ được bơm vào thị trường BĐS. Những dự án đồng bộ về hạ tầng, có cơ hội khai thác kinh doanh tốt sẽ trở thành lực hút, giá BĐS năm 2021 dự báo tăng 10% năm 2020. Cùng với đó, lãi suất ngân hàng có thể giữ mức 2020 sẽ dẫn đến kích thích đầu tư mạnh hơn.
Cuối cùng, động thái từ Chính phủ trong năm 2021 sẽ tháo gỡ khó khăn cho thị trường, vốn FDI đổ vào Việt Nam mạnh hơn sẽ là những xung lực trên thị trường BĐS.
chudautuduan.com.vn tổng hợp