“Có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, cộng với thủ tục rườm rà, không phân cấp mạnh, kỷ luật chưa nghiêm, cho nên giải ngân chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao” – người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận.
Trên cơ sở tổng mức vốn 2 triệu tỷ đồng, Chính phủ đã giao kế hoạch trung hạn cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương bằng 90,8% tổng mức vốn được Quốc hội thông qua. Tổng số dự án được giao kế hoạch trung hạn là 11.100 dự án, giảm một nửa so với giai đoạn 2011-2015. Giải ngân bình quân hằng năm đạt khoảng 83,4% kế hoạch giao, năm 2020 đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, hơn 97,46%.
Giai đoạn vừa qua đã cân đối đủ vốn để thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương từ giai đoạn trước, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2016-2020.Hiệu quả đầu tư công cũng đã từng bước được cải thiện. Việc đầu tư dàn trải, phân tán dần được hạn chế, số lượng dự án mới giảm dần, tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án dở dang, tỷ lệ dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt 66,2%, góp phần huy động một lượng lớn vốn đầu tư toàn xã hội (33,7% GDP).
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận, giai đoạn 2016-2021 vẫn còn những điều đáng tiếc.
“10 năm trước, nếu tập trung ngay nguồn lực làm đường cao tốc Bắc – Nam, kết quả đến nay đã rất khác”, Bộ trưởng Dũng chia sẻ tại một cuộc làm việc với Bộ Giao thông Vận tải về chuẩn bị xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, đây là bài học kinh nghiệm, không thể lặp lại trong kế hoạch giai đoạn tới.
Phân tích cụ thể thêm, Thủ tướng nhắc tới tình trạng một số tỉnh còn nghèo, quy mô GRDP nhỏ, ngân sách có hạn nhưng dự kiến tới hàng trăm dự án trong 5 năm tới. Với tổng ngân sách được phân bổ, các địa phương, cơ quan, bộ ngành phải suy nghĩ, tính toán, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển, đồng thời điều chỉnh lại các dự án đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược và các dự án, công trình đầu tư phục vụ an sinh xã hội như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chăm lo các đối tượng yếu thế…
Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương phải nỗ lực phấn đấu, kéo giảm thời gian triển khai dự án bởi càng kéo dài càng lãng phí.
Phân tích cụ thể thêm, Thủ tướng nhắc tới tình trạng một số tỉnh còn nghèo, quy mô GRDP nhỏ, ngân sách có hạn nhưng dự kiến tới hàng trăm dự án trong 5 năm tới. Với tổng ngân sách được phân bổ, các địa phương, cơ quan, bộ ngành phải suy nghĩ, tính toán, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển, đồng thời điều chỉnh lại các dự án đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược và các dự án, công trình đầu tư phục vụ an sinh xã hội như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chăm lo các đối tượng yếu thế…
Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương phải nỗ lực phấn đấu, kéo giảm thời gian triển khai dự án bởi càng kéo dài càng lãng phí.
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính
Tỉ lệ cụ thể được điều chỉnh rất linh hoạt, phù hợp với từng dự án, những dự án khó khăn, khó thu hút nhà đầu tư thì tỉ lệ tham gia của ngân sách sẽ cao hơn và ngược lại.
Các địa phương đã có nhiều mô hình hợp tác công-tư về phát triển đường cao tốc với hiệu quả “cân đong đo đếm được”, cần nghiên cứu, tổng kết nhân rộng, những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tính toán cơ cấu ngân sách phân bổ cho các vùng so với quy mô dân số, GRDP và phần đóng góp của mỗi vùng cho cả nước, bảo đảm kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ưu tiên những nơi khó khăn và ưu tiên những nơi động lực.